Thư tuyệt mệnh của cô giáo 

Liên quan việc cô giáo Phạm Thị Mộng Tuyền (giáo viên Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) tự sát sau khi bị đề xuất cho thôi việc, ngày 15/10 chồng cô Tuyền là ông Nguyễn Hồng Linh đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng, yêu cầu làm rõ…

Trong đơn, ông Linh yêu cầu làm rõ một số vấn đề như: Buổi họp kỷ luật công chức vào buổi trưa, không thư mời (mời qua điện thoại), kết thúc và đề xuất kỷ luật nhanh chóng; biên bản quy chụp “về việc cô Tuyền dùng lửa đốt tay học sinh” trong khi cô Tuyền tường trình “do bất cẩn” và bắt cô phải viết lại tường trình.

Trong thư tuyệt mệnh, cô Tuyền bảo nói không ai tin, bị mời lên nghe chửi rất nhiều nên đã chọn cái chết để minh oan.

Cô Tuyền đã chết, không thể đối chất nên đề nghị công an giám định những giấy tờ liên quan từ những người còn sống...

Trước đó - như Lao Động đã thông tin, khoảng 8 giờ sáng 25/9, phụ huynh cháu Nguyễn Trọng Đức đã đến gặp Ban giám hiệu Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ khiếu nại việc cô Tuyền dùng giấy “đốt tay” cháu Đức.

Trưa ngày 27/9, cô Tuyền bị mời về Phòng GDĐT huyện Cầu Ngang để dự cuộc họp làm rõ. Tại cuộc họp, ông Huỳnh Văn Ích – Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục huyện Cầu Ngang - nêu ý kiến, sự việc cô Tuyền gây ra đã làm ảnh hưởng đến lãnh đạo, đến toàn huyện và ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu học sinh nói chung.

Ông Ích đề nghị nên kỷ luật bằng hình thức đưa ra khỏi ngành giáo dục. Kết thúc cuộc họp, cô Tuyền về trường và uống thuốc độc tử tự, 10 ngày sau thì cô mất. Trong thư tuyệt mệnh, cô Tuyền cho biết quá buồn vì bị oan. Cô xin nguyện lấy cái chết để tự minh oan cho mình.

Theo đại tá Võ Văn Diện - Trưởng Công an huyện Cầu Ngang - hiện chưa có kết luận chính thức, nhưng thông tin ban đầu cho thấy cô Tuyền không chủ định đốt tay các cháu một cách ác ý như dư luận.

Chúng tôi đã xin phép ông Linh đăng tải thư tuyệt mệnh của cô giáo Tuyền (vợ ông). Ông Linh nói, người chết thì cũng đã chết rồi, ông chỉ mong sự việc được làm sáng tỏ để vợ ông có thể ngậm cười nơi chín suối.

Ông Linh cho biết, chiều 24.9, khi hai vợ chồng ông đang ở nhà thì phụ huynh của cháu Nguyễn Trọng Đức điện thoại đến “mắng vốn” việc cô Tuyền làm cháu bé bị phỏng.

“Tôi hỏi vợ sự việc như thế nào? Vợ tôi kể, ngày hôm đó, trong giờ học, cháu Đức cứ lấy tay này vịn tay kia. Nhắc nhở cháu ngồi cho ngay ngắn nhưng cháu vẫn cứ vịn tay, vợ tôi đến cầm tay xem thử thì phát hiện bàn tay cháu bị rộp mụn nước. Thấy vậy, vợ tôi dùng tay ngắt cho nước chảy ra và dùng kem đánh răng xoa vào tay để chữa theo kiểu dân gian. Do nước vẫn rỉ ra nên vợ tôi lấy giấy quấn vào tay cháu, nhằm mục đích ngăn không cho ngón này dính vào ngón kia.

Link: du hoc anh, du hoc singapore, du hoc canada

Lúc này, cháu Đức còn nói: Cô làm giống đốt đèn trung thu quá. Vợ tôi còn nói lại: Trung thu qua lâu rồi nghen con. Sau đó cả lớp học bình thường. Sống với nhau mười mấy năm, vợ tôi chưa bao giờ biết nói dối tôi lần nào. Lần này, tôi cũng tin là vợ tôi nói thật”.

Cũng theo ông Linh, khi cô Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ kêu các cháu diễn tả hành động quấn giấy nhiều lần, các cháu đều diễn tả được vì thực tế việc quấn giấy là có.

Bức thư tuyệt mệnh của cô giáo Tuyền.
 
Bức thư tuyệt mệnh của cô giáo Tuyền.
 
Bức thư tuyệt mệnh của cô giáo Tuyền.
Bức thư tuyệt mệnh của cô giáo Tuyền.

Những biến tấu của giảng đường hiện đại

Vài SV đang ngủ gục, đâu đó(hoc bong du hoc) là những chiếc máy tính xách tay luôn sáng đèn với những trang mạng xã hội hay trò chơi điện tử, vài cô cậu khác lại đang hí húi cắn hạt hướng dương lách tách…

Không gian sư phạm ĐH đề cao tính tự giác của mỗi sinh viên. Thế nhưng, nhiều bạn trẻ lại không ý thức được trách nhiệm học tập của mình, lợi dụng sự buông lỏng trong khâu quản lý kỉ luật trên lớp của các giảng viên để làm xấu đi hình ảnh của một giảng đường ĐH.

Những biến tấu của giảng đường hiện đại

Hành trang lên giảng đường của nhiều sinh viên

Nếu ở những bậc học thấp hơn, học sinh luôn được nhắc nhớ rằng ăn quà vặt trong giờ là vi phạm nội quy thì khi trở thành sinh viên đại học, điều ấy lại trở thành sự tự giác của mỗi người. Và đó là khi sự thiếu ý thức của một số bạn sinh viên được bộc lộ.

Giảng đường thành… căng-tin

Ghé qua nhiều trường ĐH ở Việt Nam, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy sinh viên ngồi trong lớp học với những đồ ăn thức uống ngổn ngang trên mặt bàn ngay trong giờ học. Và nếu như ở lại mỗi cuối buổi học, chúng ta mới được tận mắt chứng kiến “bãi chiến trường” rác thải mà các bạn sinh viên hồn nhiên xả ra trong lớp.

Mai (sinh viên năm 3, ĐH Thương Mại) chia sẻ: “Nhiều lần ở lại lớp sau giờ học, mình thấy thương các cô lao công đi dọn dẹp các lớp học. Nào vỏ bánh vỏ kẹ, vỏ hướng dương, cốc, chai, hết trong ngăn bàn đến dưới đất, cứ như một quán vỉa hè vậy”.

Giảng đường thành… nhà trọ

Sinh viên nhiều trường ĐH bây giờ tỏ ra vô cùng thoải mái. Họ đôi khi tự cho mình cái quyền được nghe giảng khi có hứng thú và được… ngủ khi sự tập trung không còn. Điều đáng nói là những hành động “xấu xí” ấy cứ diễn ra thường nhật, công khai như không có chuyện gì xảy ra.

Tú (sinh viên năm 4, ĐH Công nghiệp Hà Nội) cho rằng: “Các thầy cô không phải là không biết những hiện tượng trên, cũng rất nhiều lần nhắc nhở nhưng mãi cũng không được nên cũng tặc lưỡi cho qua, coi như không làm ồn lớp là được”. Có sinh viên khi được hỏi hồn nhiên lấy lí do “mình phải đi làm thêm nên thiếu ngủ trong khi giảng viên dạy chán quá nên mình ngủ rồi về đọc giao trình thêm cũng được, cuối môn là có đề cương hết ý mà”.

Bàn về vấn đề “ngủ trên giảng đường”, sinh viên có vô vàn những lí do giải thích cho hành động đó, nhiều giảng viên cũng ngán ngẩm khi cứ mãi phải nhắc nhở những sinh viên ấy. Chỉ biết là, hình ảnh phòng học người ngồi, người bò, người nghe, người ngủ dù hết sức phản cảm nhưng vẫn cứ tồn tại suốt bấy lâu nay.

Những biến tấu của giảng đường hiện đại

Sinh viên hồn nhiên ngủ trên giảng đường

Giảng đường thành… quán net

Ở vào thời đại công nghệ số lên ngôi, việc áp dụng những thiết bị hiện đại vào giảng dạy và học tập có lẽ không còn quá xa lạ với các trường đại học ở Việt Nam. Laptop, máy tính bảng, điện thoại di động đã và đang dần thay thế những vở và bút truyền thống. Nhiều trường cũng không ngần ngại phủ sóng wifi để hỗ trợ cho sinh viên và giảng viên trong công việc lên lớp thường ngày. Thế nhưng, trong suốt một buổi học, liệu có bao nhiêu thời gian sinh viên sử dụng những thiết bị đó để phục vụ cho việc học thực sự? Hay thầy dạy cứ dạy còn trò thì online, chat, chơi game là việc của trò?

Hằng (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Một năm trở lại đây, trường mình có phủ sóng wifi cho sinh viên sử dụng. Mình thấy việc này rất tốt cho cả thầy và trò. Nhưng ngay sau đó lớp học bỗng trở thành quán net. Nhiều bạn mang laptop đi sử dụng nhưng chủ yếu là để lướt mạng và chơi game. Thế nên nhà trường lại phải đổi mật khẩu liên tục để hạn chế sinh viên dùng. Kết quả là lại đâu và đấy”.

Có thể nói, xã hội ngày càng phát triển cũng kéo theo nhiều sự thay đổi trên các giảng đường. Những chúng ta cần phải nhớ rằng, dù là thời đại nào đi nữa thì giảng đường vẫn là nơi để học tập, để tiếp nhận kiến thức(du hoc my), và sinh viên vẫn sẽ là người đi học. Do đó, việc biến hình ảnh lớp học trở nên “xấu xí” đi hẳn là một hành động cần lên án. Chỉ khi nào lớp học tồn tại hai đối tượng là người dạy học và người đi học thì khi đó, ý thức tự giác của mỗi sinh viên mới thực sự được phát huy hiệu quả.

 

Make a Free Website with Yola.